Dương Nữ Law Firm (gọi tắt “DNLF”), chính thức được Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh cấp phép hoạt động vào ngày 10/10/2018. Kể từ khi được thành lập, DNLF cũng với cùng với đội ngũ luật sư, cộng sự và chuyên viên pháp lý đã không ngừng nổ lực để đáp lại sự tín nhiệm của khách hàng và trở thành đối tác tin cậy của các công ty hàng đầu tại thành phố Hồ Chí Minh và các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh những giá trị được kế thừa từ thương hiệu APT Consultant Co., LTD  (thành lập ngày 13/7/2011 bởi Luật sư Lê Thị Hồng Thơm), DNLF được  điều hành bởi đội ngũ Luật sư, cố vấn giàu kinh nghiệm hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực bất động sản, nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực pháp luật DNLF ngày càng được đối tác tín nhiệm lựa chọn

Giờ mở cửa / Thứ 2- Thứ 7 / 08:00 – 17:00

Gọi ngay 0919 198 212

DUONGNULAW

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ BẢO VỆ BÊN YẾU THẾ TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở THƯƠNG MẠI HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Pháp luật hiện hành không định nghĩa rõ về “bên yếu thế”, thuật ngữ “bên yếu thế” được đề cập trong một số công trình khoa học khi bàn về một loại chủ thể “yếu thế” trong mối tương quan so sánh với bên còn lại trong một loại quan hệ pháp luật nào đó.

Đó có thể là người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, trẻ em, người già, người tàn tật, bệnh nhân trong mối quan hệ dịch vụ khám chữa bệnh, người lao động trong quan hệ lao động, người tiêu dùng trong quan hệ pháp luật tiêu dùng với thương nhân trong đó có quan hệ giữa người bán với người mua trong quan hệ hợp đồng mua bán nhà ở thương mại hình thành trong tương lai (HĐMBNOTMHTTTL). Trong quan hệ HĐMBNOTMHTTTL, hợp đồng được xác lập là hợp đồng theo mẫu do bên bán là chủ đầu tư dự án soạn thảo để giao kết với khách hàng.

Bài viết phân tích một số vấn đề pháp lý về bảo vệ bên yếu thế trong hợp đồng mua bán nhà ở thương mại hình thành trong tương lai ở Việt Nam hiện nay, nêu một số thực trạng, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện pháp luật, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện các cơ chế, chính sách cũng như các quy định pháp luật về vấn đề này.

Bài viết đã được Ths.Ls.TTV Lê Thị Hồng Thơm và Tiến sĩ Hồ Ngọc Hiển phân tích dưới nhiều khía cạnh và đăng trên tạp chí nhân lực Khoa học số tháng 12/2021.